Khớp Nối Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Ứng Dụng và Báo Giá

Hiện tại chúng tôi chưa có sản phẩm nào trong danh mục này.

Khớp nối là gì? Cấu tạo chung của khớp nối ra sao? Coupling được phân loại như thế nào và nên mua khớp nối tại đâu là phù hợp là những vấn đề được giải quyết trong bài viết này.

MỤC LỤC

1.Khớp nối là gì?

2. Công dụng chung của khớp nối.

3. Cấu tạo chung của khớp nối.

4. Phân loại các khớp nối phổ biến.

5. Mua khớp nối và các linh kiện thay thế ở Việt Nam.

1. Khớp nối là gì?
Khớp nối (hay còn gọi là Coupling, khớp nối trục) là một thiết bị dùng để kết nối hai đầu trục của thiết bị truyền động (driving side) và nhận truyền động lại (driven side) với nhau cũng, từ đó giúp cho việc truyền động giữa hai loại thiết bị kỹ thuật này trở nên mượt mà hơn.

2. Công dụng chung của khớp nối trục

Khớp nối có 4 công dụng chính là truyền động, khắc phục lệch trục, giảm rủi ro từ rung chấn và hạn chế nhiệt truyền từ motor sang thiết bị nhận truyền động.

  • Truyền động: khớp nối dùng để kết nối hai trục của thiết bị cơ khí (driving side và driven side) lại với nhau.

  • Khắc phục lệch trục: khớp nối giải quyết vấn đề đường kính trục hai đầu thiết bị có kích thước khác nhau (còn gọi là sai lệch tâm giữa các trục), trục 2 thiết bị bị lệch, thậm chí là 90 độ.

  • Hấp thụ rung chấn: việc thiết bị truyền động rung lắc (vibration) hay thiết bị nhận truyền động giật bất thường (shock) có thể gây ra hư hỏng cho thiết bị còn lại. Khớp nối, với sự dẻo dai của nó, có thể hấp thụ rung chấn, từ đó giảm rủi ro gây ra hư hỏng cho cả hệ thống

  • Giảm sự truyền nhiệt: motor hoạt động trong thời gian dài sẽ nóng lên, nếu nối trực tiếp với thiết bị nhận truyền động thì có thể khiến nhiệt được truyền qua trực tiếp, từ đó có thể gây ra hư hỏng cho cả thiết bị. Do đó dùng coupling có thể hạn chế được lượng nhiệt truyền qua cho driven side.

3. Cấu tạo của khớp nối

Các loại khớp nối có cấu tạo chung bao gồm: lỗ trục (bore) và cơ cấu kết nối. Cụ thể:

  • Lỗ trục (bore): nơi để chèn trục của thiết bị vào. Theo kinh nghiệm, đường kính lỗ trục đầu vào và đầu ra có thể khác nhau cũng như có thể gia công khiến cho lỗ trục rộng hơn.

  • Trục (hub): kết nối, truyền chuyển động của hai đầu thiết bị lại với nhau.

  • Cơ cấu kết nối: bộ phận chịu liên kết giữa các đầu kết nối, đối với khớp nối lò xo thì đó là lưới lò xo.

Ở một số loại khớp nối khác còn có vỏ bọc để bảo vệ khớp nối.

4. Phân loại các khớp nối phổ biến

Một số khớp dùng để nối trục được dùng nhiều bao gồm:

4.1. Khớp nối lò xo (khớp nối lưới, grid coupling)

  • Về cấu tạo: gồm một mạng lưới (gird) kim loại hình thang kết nối hai trục của khớp nối (hub) lại với nhau

  • Về ứng dụng: dùng trong các ngành chịu tải lớn và chịu rung động lớn: khai thác mỏ, sản xuất thép, cơ khí.

khớp nối lưới lò xo kgrid coupling
 

4.2. Khớp dạng đĩa

  • Về cấu tạo: gồm hai đĩa kim loại làm từ inox được gắn vào hai trục. Loại này có thể uốn cong hoặc xoay quanh trục của chúng.

  • Về ứng dụng: cho những ứng dụng cần sự linh hoạt và độ bền cao, dùng trong máy nén khí, máy cắt kim loại, ...
     


 

4.3. Khớp nối răng - Khớp nối đàn hồi (jaw coupling - flexing coupling)

  • Về cấu tạo: gồm hai hàm đồng trục được kết nối bằng một lớp cao su và tạo ra kẻ hở giữa chúng.

  • Về công dụng: ứng dụng truyền tải trọng từ thiết bị truyền động đến thiết bị nhận truyền động, dùng trong các ứng dụng bơm, quạt, máy nén khí, máy cắt.
     

khớp nối vấu - khớp nối đàn hồi
 

4.4. Khớp nối cardan (khớp nối các đăng, khớp dạng khuỷu)

  • Về cấu tạo: gồm hai trục được nối với nhau bởi bộ khớp nối (yoke) hình chữa U.

  • Về công dụng: ứng dụng rộng rãi trong trường hợp hai trục của thiết bị truyền động và nhận truyền động không đồng tâm với nhau, thậm chí có thể lệch đến 45 độ. Thêm vào đó, đối với trục cardan dạng đôi có thể nối hai trục lệch nhau 90 độ.
     

khớp nối trục cardan, khớp nối vạn năng
 

4.5. Khớp nối bánh xe cao su (hay khớp nối cao su chống rung)

  • Về cấu tạo: gồm một quả cầu làm bằng cao su ở giữa, được kẹp bởi hai mặt bích làm bằng thép. Khi có yêu cầu truyền động cao hơn thì có loại có 2 quả cầu đáp ứng mong muốn.
  • Về công dụng: nổi bật với khả năng chống rung và chống va đập giữa hai trục vào nhau.
     


 

4.6. Khớp nối bánh răng (grid coupling)

  • Về cấu tạo: bao gồm bánh răng ngoài, bánh răng trong, lỗ trục và các phụ kiện đi kèm.
  • Về công dụng: dùng trong các thiết bị công nghiệp lớn như bơm, máy trộn, máy nén,...Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong những hệ thống kiểm soát motor.
     

khớp nối bánh răng
 

 

4.7. Khớp nối xích (chain coupling)

  • Về cấu tạo: gồm một hay nhiều chuỗi xích quấn quanh cùi. Khớp nối xích có thể thay thế được bằng khớp nối lò xo.
  • Về công dụng: tương tự các loại khớp khác, khớp nối xích có đa dạng ứng dụng trong truyền động công nghiệp, truyền động trong ô tô và xe máy, máy móc công nghiệp và ứng dụng tải nặng.
     

khớp nối xích chain coupling

5. Mua khớp nối và các linh kiện thay thế ở Việt Nam

Như trình bày ở trên, khớp nối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống truyền động khi bị hư hỏng mà phải có thể phải tốn đến hàng trăm triệu đồng để sửa chữa.

Tiền nào của nấy - sử dụng khớp nối chất lượng để bảo vệ hệ thống của mình là một nước đi cần có của bộ phận mua hàng. KIDUCO Kiên Dũng tự hào là nhà phân phối chính thức của khớp nối Hàn Quốc KCP và KTR tại Việt Nam.

Tại đây chúng tôi bán cả bộ khớp nối hoàn chỉnh (complete) cũng như các bộ phận riêng lẻ (đệm hoa giảm chấn, lò xo) của một loại khớp nối nếu như quý vị cần.

Tham khảo các sản phẩm mà chúng tôi bán bên dưới.

Thấy rối mắt? Liên hệ với chúng tôi thông qua Zalo (0988.461.465) hoặc email salesadmin@kiduco.com.vn để được hướng dẫn chi tiết.

 

Danh mục sản phẩm

Chọn Loại
Lên đầu trang